KHÁM NGHIỆM BAN ĐẦU TỬ THI TẠI HIỆN TRƯỜNG
Khi phát hiện thấy tử thi với những tổn thương (có nghĩa là có các dấu vết bạo lực) hoặc không có tổn thương như vậy, cần phải làm rõ nguyên nhân chết, đội Điều tra khám nghiệm (gồm điều tra viên, cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y) nhanh chóng đi xuống hiện trường.
Nhiệm vụ của giám định viên pháp y (hoặc bác sĩ) không những tham gia khám nghiệm tử thi, mà còn phải tham gia khám nghiệm hiện trường. Trong quá trình khám nghiệm có thể phát hiện được những dấu vết khác nhau (dấu vết máu, dấu chân, dấu tay và v.v), các vật chứng. Giám định viên pháp y phải giúp điều tra viên tìm các dấu vết này, rồi sau đó liên hệ chúng với các tổn thương trên tử thi.
Khám nghiệm ban đầu tử thi tại nơi phát hiện được bắt đầu từ khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm xem xét quang cảnh xung quanh- tuỳ thuộc vào tình hình.
Nếu từ lúc chết qua một ít thời gian (mới xảy ra) nên bắt đầu từ khám nghiệm, bởi vì trong trường hợp này có thể xác định tương đối chính xác thời gian chết. Bắt buộc phải đánh dấu thời gian khám nghiệm các hiện tượng của tử thi (vết hoen, co cứng, lạnh, thối rữa…). Nếu chết xảy ra đã lâu hoặc ở gần tử thi có các dấu vết thì có thể bắt đầu khám nghiệm từ quang cảnh xung quanh, rồi sau đó mới chuyển sang khám nghiệm tử thi. [Vì chết đã lâu thì phải dựa vào các chứng cứ khác ở hiện trường như các loài sinh vật nào đã đẻ trứng hoặc đến "ăn" xác chết mới đoán được thời gian tử vong]
Các kết quả khám nghiệm được đưa vào biên bản khám nghiệm hiện trường và tử thi tại nơi phát hiện. Tất cả những người tham gia khám nghiệm: ĐTV, GĐV PY, cán bộ KTHS, những người chứng kiến đều ký vào BB. Kém theo BBKNHT và TT có các vật chứng đã phạt hiện được như: súng, thư từ, tiền bạc…, chúng có thể được sử dụng đến trong quá trình điều tra sau này.
Kết quả KN được thảo luận, đưa ra những kết luận, đánh giá sơ bộ ban đầu. Bản sao BBKNHT cùng với quyết định TCGĐ gửi cho GĐV PY. Tử thi được đưa đến nhà xác (nếu có điều kiện) hoặc giải phẫu ngay tại HT. Khi giải phẫu GĐV PY kiểm tra và bổ sung những thông tin thu được khi KN ban đầu ở HT và chỉ sau đó mới viết Bản KLGĐPY kết luận về nguyên nhân chết, thể loại chết và tính chất, cơ chế của các tổn thương.
Nếu cái chết liên quan tới chấn thương (do bạo lực), thì GĐV PY xác định: vị trí các tổn thương, chứng minh xem các tổn thương có phải do người khác gây nên hay không (án mạng), hay do tự bản thân (tự sát) hay do TN.
Các thông tin thu được khi KNTT ban đầu mặc dù là sơ bộ bước đầu nhưng vô cùng quan trọng. Việc tiến hành KNTT tại HT (nơi phát hiện) thường cho những chứng cứ quyết định để hướng toàn bộ quá trình ĐT đi đúng hướng.
BBKNHT gồm có 2 phần; Phần thủ tục mở đầu và phần mô tả.
+Phần mô tả bao gồm mô tả thứ tự HT và TT.
+Kèm theo BBKNHT có vẽ sơ đồ, nơi phát hiện TT, nêu chính xác vị trí của TT và các vật chứng phát hiện thấy tại quang cảnh xung quanh.
Nếu TT ở trong nhà thì trước khi đi vào nhà này phải KN, xem xét từ bên ngoài nhà, xem xét sân vườn và v.v. Khi đi vòng quanh nhà xem nhà có bao nhiêu lối ra vào, cửa sổ cao cách mặt đất bao nhiêu, cửa kính có bị vỡ hay nguyên vẹn, cửa ra vào có dấu vết cạy phá hay không, cửa có khoá hay không, nếu có khoá thì khoá như thế nào. Chỉ sau khi xem xét được như thế những người trong HĐKN mới đi vào trong nhà, đi qua các phòng, quan sát định hướng chung HT, chưa được sờ mó đụng chạm vào vật gì cả, nhưng phải chú ý xem xét tất cả HT.
Sau khi xem xét chung, quay lại phòng đầu tiên cách lối vào, chuyển sang KN chi tiết, mô tả trong BB tất cả những gì phát hiện được, vả lại cố gắng không được bỏ sót một chi tiết nhỏ nào mà sau này có thể lại là rất quan trọng.
VD: Trong phòng phát hiện thấy 1 người bị giết chết. Trên sàn nhà bên cạnh cái tủ bị cạy phá có những que diêm cháy dở vớt bừa bãi, có những giọt nến chảy. Ngay lập tức có thể hình dung rõ ràng: thủ phạm đã hành động vào ban đêm, lúc trời tối, dùng nến, diêm để soi.
VD khác: Tại HT của vụ án mạng trên sàn nhà tìm thấy cái cúc áo bị giật đứt cùng với vải được khâu bằng chỉ xanh. Qua mấy ngày khi khám đối tượng nghi vấn phát hiện thấy chiếc áo có những cái cúc như vậy được khâu băng chỉ xanh, trong đó bị mất 1 cúc và cũng bị đứt 1 tí vải khâu. đúng là thủ phạm.
Khi KN nơi phát hiện thấy TT cần phải xác định xem HT có bị xáo trộn hay không, đồ đạc có bị lục soát vứt bừa bãi lôn xộn hay là tất cả vẫn ở nguyên vị trí (gọn gàng, tươm tất).
Sự xáo trộn bừa bãi đồ vật khi nghiên cứu kỹ có thể chứng tỏ đã có sự vật lộn, giằng co tại HT và khiến chúng ta có suy nghĩ về cái chết không tự nhiên. Nếu có thức ăn còn lại chưa ăn hết, thì nên xem xét kỹ thức ăn này còn nóng hay nguội. Các kết quả xem xét được ghi vào BBKN.Sau này có thể nảy sinh một số vấn đề là nạn nhân mà TT đã được phát hiện thấy tại đây đã ăn thức ăn này chưa, chết sau lúc ăn bao lâu (khi mổ TT có thể biết được thời gian chết sau bữa ăn dựa vào số lượng và trạng thái chất chứa dạ dày).
Cuối cùng là khi KN phần thức ăn còn lại chưa ăn, ở đây nên tìm các vết răng. Vết răng của mỗi người có những đặc điểm riêng: có người thiếu một vài răng nào đó, có người răng mọc hơi xiên (vẩu), răng sắc nhiều hay ít và v.v., các đặc điểm này đều được phản ánh trên vết răng. Nếu tìm thấy mẫu thức ăn với các vết răng, phải chụp ảnh, đo đạc và mô tả kỹ trong BB. đường cắn của răng cũng phải vẽ lại trên giấy. Nên làm như vậy bởi vì sau này mẫu thức ăn cùng với dấu vết răng có thể bị khô hoặc hư hỏng và hình thù d/v và hình dạng chung của chúng có thể bị thay đổi không nhận ra được. Nếu thủ phạm cũng ăn thức ăn và để lại vết răng trên đó thì sau này khi bắt giữ được thủ phạm có thể xác định các dấu vết để lại trên mẫu thức ăn có phải là vết răng của hắn hay không. Các vết răng cũng có thể phát hiện thấy trên da TT (đặc biệt là trong các vụ án mạng có động cơ tình dục), trên da của đối tượng nghi vấn trong vụ án mạng cũng có thể có dấu vết răng, nếu nạn nhân cắn hắn trong lúc vật lộn.
Nếu trên TT có tổn thương do đạn xuyên thấu, thì lúc KN căn phòng trước hết phảI tìm được đầu đạn. Nếu đầu đạn dắt vào tường hay một vật nào đó thì phảI đo khoảng cách từ nền nhà đến lỗ găm của đầu đạn, có thể x/đ chính xác hướng bắn, cũng như vị trí cơ thể nạn nhân lúc bắn.
VD: ở trong phòng nền nhà có 1 xác chết nằm trong vũng máu, bên cạnh có khẩu súng lục. ở đầu có vết đạn - tại vùng thái dương phảI có 1 lỗ đạn vào, tổ chức bị xé vỡ bung ra, có ám khói (bắn tầm kề), còn tại vùng thái dương trái ở vị trí ngang mức lỗ đạn vào có 1 lỗ đạn ra. Nhận định qua các lỗ đạn tưởng chừng bắn ở tư thể nằm ngang, còn đầu đạn găm ở trên tường hầu như gần trần nhà. Có nghĩa là bắn không phảI hướng nằm ngang, mà là hướng từ dưới lên trên. Thế tại sao lúc đó các lỗ đạn ở cùng 1 mức nhỉ. Dĩ nhiên vì lúc bắn đầu cúi gập xuống sát với đầu nòng súng.
Cần phải thu đầu đạn cùng với mảnh gỗ hay vật liệu bị đạn găm vào. Không nên dùng dây thép hay một vật khác để lấy đầu đạn ra, làm như vậy để tránh xây xước vỏ bọc của đầu đạn. Trên vỏ bọc cứng của đầu đạn thường để lại một số vết xước, đường, vạch sọc của các đường xoắn trong nòng súng. Qua đó có thể xác định được khẩu súng đã bắn, bởi vì mỗi nòng súng đều có những đặc điểm riêng của các đường xoắn (khương tuyến), chúng được phản ánh trên vỏ bọc đầu đạn đI qua nòng súng lúc bắn.
Processing....